Thép mạ điện là gì?
Quá trình mạ điện bắt đầu bằng cách nhúng kim loại thô vào dung dịch điện phân. Người ta đặt một cực dương nhiễm điện gồm kẽm nguyên chất vào dung dịch. Dòng điện chạy từ cực dương kẽm, qua dung dịch và đi vào cực âm kim loại. Các hạt nhỏ của kẽm được hòa tan trong dung dịch điện phân và liên kết với bề mặt của kim loại. Điều này dẫn đến vật liệu mạ có một lớp bảo vệ mỏng, nhưng tạo ra một cấu trúc sáng bóng mang đầy thẩm mỹ.
Thép mạ kẽm điện là thép cacbon với lớp mạ kẽm chống ăn mòn được áp dụng cho một hoặc cả hai mặt của nó bằng cách điện lắng. Quá trình sơn điện phân liên tục bao phủ bề mặt thép với độ dày đồng đều điều này giúp cho bề mặt thép trở lên đẹp hơn, khả năng chịu sự ăn mòn cao hơn.
Thép cuộn mạ điện, nhũ xám (GA)
Từ sản phẩm Thép cán nguội thép được gia công xử lý mạ bằng phương pháp điện phân với thành phần phủ mạ chính là kẽm. Không như sản phẩm Thép lá mạ kẽm chỉ qua sản xuất, tạo hình là được chi tiết sản phẩm cuối. Thép lá mạ điện ứng dụng cho các chi tiết cần sơn phủ sau khi tạo hình hoàn chỉnh. Do cũng được phủ mạ từ kẽm nên khả năng chịu sự ăn mòn của môi trường rất cao.
Nhận biết:
Nhìn bằng mắt thường thép mẹ điện nhũ xám có màu xám tro, không phản sáng (khác với thép cán nóng đã ngâm tẩy rỉ (PO) cho một độ phản sáng nhất định).
Độ dày:
Thép cuộn mạ điện có độ dày từ 0.30 – 4.50mm tùy theo lĩnh vực sử dụng. Trọng lượng cuộn từ 4000 – 25.000 kg.
Tiêu chuẩn thông dụng: SGCC, SGHC, GACC, GACD, GACE…
Thép cuộn mạ điện, nhũ xanh (EG)
Thép mạ điện nhũ xanh cũng được phủ mạ với thành phần hợp kim khác nhau, tuy nhiên loại sản phẩm này được tráng phủ lớp “chống dính” (anti finger) chịu được độ ẩm, các vết dơ, dầu mỡ, bụi bẩn hay các tác động từ môi trường ngoài. Loại thép mạ điện phủ chống dính này thường được ứng dụng trong sản xuất các thùng, khung bao, đế đỡ các bo mạch điện, điện tử dân dụng và công nghiệp. Chủng loại sản phẩm này không dùng cho chi tiết, sản phẩm cần phủ mạ lại sau khi tạo hình hoàn chỉnh.
Ưu điểm thép mã điện phủ anti finger:
Đây là một phương pháp xử lý bề mặt được thực hiện với mục đích ngăn ngừa việc bám bẩn từ tác động bên ngoài như bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, vết tay hoặc vết bẩn để lại trên bề mặt của các tấm thép mạ kẽm trong quá trình xử lý. Do được phủ mạ kẽm nên nó có một số các đặc tính ưu việt hơn hẳn loại thép đen thông thường như khả năng chống ăn mòn cao, màu sắc bề mặt sống động và khả năng chống hoen gỉ cao…
Nhận biết:
Nhìn bằng mắt thường sản phẩm có màu xanh, có độ bóng sáng. Đặc biệt khi dùng tay quẹt lên bề mặt thì không để lại dấu tay trên sản phẩm, không bị oxy hóa ngoài môi trường. Không như chủng loại GL cũng có tính năng bảo vệ chống dính tương tự nhưng cho độ dập, vuốt sâu kém.
Ứng dụng cho các sản phẩm thép mạ điện:
Thép mạ điện có bề ngoài mờ mịn tương tự như thép cán nguội. Thép mạ điện là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng đòi hỏi độ hoàn thiện cao sau khi sơn như: thiết bị gia dụng, thiết bị nông nghiệp, phụ tùng ô tô, thiết bị văn phòng và thiết bị điện.
Tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn: SECC, SECD, SECE…